Nghề biên kịch là gì? Kịch bản là gì?

Những năm về trước, phim quảng cáo chiếu trên truyền hình Việt Nam thường được thực hiện tại các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc…

Nhà biên kịch là người đầu tiên tạo dựng toàn bộ câu chuyện trên phim: lựa chọn bối cảnh, nhân vật sẽ xuất hiện, cá tính, ngôn ngữ của họ. Một số nhà biên kịch cũng có thể làm công việc như là một “bác sĩ kịch bản”. Họ có thể tham gia trực tiếp vào quá trình làm phim, cùng lựa chọn diễn viên, đề nghị thay đổi cách diễn xuất cho phù hợp với yêu cầu của kịch bản… Có không ít trường hợp đạo diễn đồng thời là người viết kịch bản phim. Cũng có khi nhà biên kịch kiêm luôn vai trò đạo diễn.

Nhưng nhà biên kịch, trước hết, vẫn là một tác giả. Người ta thường nói biên kịch và đạo diễn đều là những nhà làm phim. Chỉ có điều đạo diễn tạo ra phim trên màn ảnh, còn biên kịch thì tạo ra phim trên trang giấy. Sản phẩm của bạn tạo ra chưa phải là những bộ phim, nhưng là thứ mà bộ phim nào cũng phải có: kịch bản.

1
Vậy, kịch bản là gì?

Kịch bản phim là khâu đầu tiên và thiết yếu của việc sản xuất ra một bộ phim. Trong kịch bản chỉ rõ nội dung, số hồi, số cảnh, số lượng và đặc điểm nhân vật, những tình huống, hành động và đối thoại…

2
Có những kiểu kịch bản nào?

Có bốn kiểu kịch bản cơ bản: kịch bản điện ảnh, kịch bản dành cho phim truyền hình, kịch bản dành cho phim tài liệu và kịch bản dành cho phim quảng cáo.

* Kịch bản điện ảnh

Được viết ra cho những bộ phim nhựa dùng để chiếu tại các rạp trên màn ảnh rộng. Kịch bản điện ảnh có thể dựa trên một tiểu thuyết, truyện ngắn… hoặc có thể là do nhà biên kịch tự sáng tác.

* Kịch bản Phim truyền hình

Được viết cho những bộ phim chiếu trên truyền hình. Điểm khác biệt so với kịch bản điện ảnh là phim truyền hình có thể gồm một hoặc nhiều tập, vì vậy kịch bản phim có thể chia thành nhiều kịch bản nhỏ. Ngày nay, màn ảnh nhỏ là phương tiện giải trí phổ biến nhất trên thế giới nên ngày càng nhiều hãng sản xuất phim truyền hình ra đời. Bởi thế, cơ hội dành cho người viết kịch bản truyền hình rất rộng mở.

Kịch bản điện ảnh hiện là một vấn đề đang khiến các nhà làm phim Việt Nam đau đầu. Bên cạnh công cuộc săn bùng các kịch bản hay, hiện nhiều nhà sản xuất phim lớn của nước ta đang phải mua kịch bản phim truyện của nước ngoài với giá không hề rẻ. Số lượng những nhà biên kịch Việt Nam còn quá ít và chất lượng chuyên môn chưa cao.

Tình hình thực tế này là một thách thức lớn, nhưng cũng tạo ra cơ hội không nhỏ cho những bạn trẻ yêu thích nghề viết kịch bản.

* Kịch bản Phim tài liệu

Kịch bản phim tài liệu tương đối khác với hai thể loại kịch bản trên. Về phương diện nào đó kịch bản phim tài liệu gần giống với kí sự, phóng sự. Dù có thể cũng có một câu chuyện, những nhân vật và sự sắp đặt, nhưng phim tài liệu tập trung vào “người thực việc thực”, “sự kiện thực”…, tiêu trừ tối đa tính hư cấu và thường có một bộ khung đặc biệt, linh hoạt hơn để thích ứng với vấn đề xã hội được quan tâm.

Người xem phim tài liệu thường ít chú ý đến kịch bản. Nhưng người làm trong nghề luôn hiểu rằng kịch bản phim tài liệu quan trọng không kém trong phim nhựa hay truyền hình bởi chính kịch bản thu hút, dẫn người xem đến vấn đề trung tâm và truyền đi thông điệp của người làm phim.

* Kịch bản dành cho Phim quảng cáo

Đây là một loại hình còn khá mới mẻ nhưng lại vô cùng sôi động tại Việt Nam. Kịch bản dành cho phim quảng cáo phải đáp ứng được các yêu cầu: cực kỳ ngắn gọn, súc tích và ấn tượng, thu hút công chúng, khắc sâu trong trí nhớ của họ, nêu bật được giá trị và điểm đặc biệt có một không hai của đối tượng được quảng cáo… Bởi nếu những bộ phim truyền hình được tính bằng tập, phim truyện nhựa được tính bằng giờ hay phút thì phim quảng cáo được tính bằng giây.

Những năm về trước, phim quảng cáo chiếu trên truyền hình Việt Nam thường được thực hiện tại các nước khác như Thái Lan, Trung Quốc… Nhưng hiện nay, với sự xuất hiện ngày càng nhiều và chuyên nghiệp hơn của các công ty về truyền thông và quảng cáo, không ít người tốt nghiệp các lĩnh vực khác nhau, đặc biệt là báo chí, văn học, ngôn ngữ học… đã trở thành nhà biên kịch cho phim quảng cáo. Tại sao bạn không bắt đầu suy nghĩ về hướng phát triển tương lai của mình trong lĩnh vực này khi kịch bản cho phim quảng cáo tại Việt Nam vẫn còn trong tình trạng “hiếm”?

3
Vai trò của nhà biên kịch

Khi bạn tìm kiếm thông tin về một bộ phim trên internet, có ba cái tên bạn sẽ gặp đầu tiên là: nhà sản xuất, đạo diễn và biên kịch. Như người chạy đầu tiên trong một cuộc đua tiếp sức, nhà biên kịch là người mở màn cho việc làm phim.

Không chỉ thế, nhà biên kịch cũng là một trong những người giữ vai trò quyết định cho thành công của phim. Bởi chính anh/ cô ta là người tạo ra “bột”, để đạo diễn và những thành viên khác trong đoàn làm phim “gột nên hồ”.

Dù ở bất cứ thể loại nào, một bộ phim thực thụ cũng là công việc của một hệ thống lớn cùng hoạt động trong mối liên hệ chặt chẽ, tựa như một chiếc đồng hồ vậy. Sản xuất phim không bao giờ là công việc của một cá nhân.

Tuy nhiên, nhà biên kịch lại có đôi chút đặc biệt: là một phần của cỗ máy lớn ấy, nhưng lại là người làm việc một cách cá nhân nhất. Anh ta hòa mình vào thế giới đầy âm thanh, hình ảnh của tâm tưởng, để rồi tất cả hệ thống sau đó sẽ tập trung biến những âm thanh, hình ảnh tưởng tượng đó thành hiện thực sống động.

Related posts:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *